Những bức tượng nhân sư được hồi sinh ở châu Âu Nhân_sư

Cung điện La Granja, Tây Ban Nha, giữa thế kỷ 18

Nhân sư Mannerist ở thế kỷ mười sáu thỉnh thoảng được cho là nhân sư Pháp. Tóc trên đầu nhân sư dựng thẳng và nó có ngực một phụ nữ trẻ. Thông thường nhân sư có đeo khuyên tai và ngọc trai. Thân nhân sư được diễn tả như một sư tử cái nằm. Những nhân sư này đã được phục sinh khi phong cách trang trí grottesche hay "grotesque" của "Golden House" (Domus Aurea) thời Nero được phát hiện hồi cuối thế kỷ mười lăm tại Rome, và nó được tích hợp vào nhiều phong cách thiết kế cổ điển và arabesque lan tràn khắp châu Âu trong nghệ thuật điêu khắc hồi thế kỷ mười sáu và mười bảy. Những con nhân sư cũng xuất hiện trong trang trí loggia của Vatican Palace bởi xưởng Raphael (1515–20).

Một phiên bản nhân sư biểu tượng của Fernand Khnopff.

Lần xuất hiện đầu tiên của Nhân sư trong nghệ thuật Pháp là tại School of Fontainebleau trong thập niên 1520 và 1530 và nhân sư tiếp tục xuất hiện trong phong cách Hậu BaroqueRégence Pháp (1715–1723).

Từ Pháp, nhân sư tràn đi khắp châu Âu, trở thành một nhân vật thường thấy trong điêu khắc trang trí ngoài trời tại các vườn cung điện thế kỷ mười tám, như tại Upper Belvedere PalaceViên, La Granja ở Tây Ban Nha, Branicki PalaceBiałystok, hay những ví dụ Rococo sau này ở Queluz National Palace Bồ Đào Nha (hay có lẽ thập niên 1760), với cổ áo xếp nếp và ngực mặc áo và chấm dứt với một áo choàng nhỏ.

Nhân sư là một đặc điểm trang trí nội thất của Kiến trúc tân cổ điển của Robert Adam và những đệ tử của ông, quay trở lại gần hơn với kiểu không mặc quần áo. Nhân sư đã thu hút sự quan tâm của cả các nghệ sĩ và nhà thiết kế của chủ nghĩa lãng mạn, và sau này là của các phong trào tượng trưng ở thế kỷ mười chín. Đa số các nhân sư thời kỳ này đều được đơn giản hoá theo Nhân sư Hy Lạp, chứ không theo phong cách Ai CẬp, dù chúng có thể không có cánh.